top of page
Search

(Thalassa POV #1) 👾 VÙNG AN TOÀN CHÍNH LÀ NƠI NGUY HIỂM NHẤT TRONG ĐẠI DỊCH? 👾

(ENGLISH CAPTION BELOW *POV: Point of View)

Trong bài viết trước, TEDxHUS đã mang tới mọi người câu chuyện của T - một bạn du học sinh Hàn Quốc với những chia sẻ đáng tiếc khi bạn không thể vượt qua được nghịch cảnh đại dịch, buộc phải quay trở về Việt Nam và cuối cùng lại thu mình vào trong chính vùng an toàn của bản thân. T chính là nhân vật đại diện cho một bộ phận người trẻ hiện nay, một bộ phận có xu hướng “ngồi yên” trong vỏ bọc an toàn của bản thân, thụ động chờ đại dịch qua đi.

COVID-19 đã hủy bỏ vô số cơ hội học tập, làm việc, kế hoạch du lịch của mỗi cá nhân cho đến việc thi hành các chính sách, kế hoạch quốc gia, từ vĩ mô cho tới vi mô. Không chỉ kế hoạch du học của bao bạn trẻ đang háo hức với cuộc sống xa nhà phải tạm hoãn, ta đã chứng kiến bao quốc gia phải tạm hoãn công việc: kế hoạch đón tiếp các nước bạn của Việt Nam khi trở thành nước chủ nhà ASEAN đã phải chuyển sang trực tuyến, Thế vận hội Olympics tại Nhật Bản cũng phải tạm hoãn gây ra sự lãng phí về mặt cơ sở vật chất, lương thực chuẩn bị cho mùa giải năm 2020. Những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trước đây vốn ta có thể làm chủ nay bỗng trở nên xa vời, nằm ngoài tầm kiểm soát do những biến đổi khó lường của đại dịch. Khi cả thế giới bị gián đoạn, con người buộc phải sống chậm lại, vô hình chung tạo nên một hiện tượng tâm lý đám đông - ngại thay đổi, ngại bước chân ra khỏi thế giới trong cộng đồng người trẻ. Người trẻ tự cho mình quyền sống chậm theo mọi thứ, tự cho rằng mình xứng đáng sống an toàn trong thế giới riêng của mình, yên tâm sống trong cái kén của bản thân. Như Chardonnay Needler, sinh viên của trường Đại học Pennsylvania (College of Arts and Sciences) đã chia sẻ: Khi đối mặt với đại dịch toàn cầu, chúng ta đều tự hỏi: “Tại sao lại phải lên kế hoạch cho bất cứ thứ gì?” bởi chúng ta đã hình thành nên tâm lí e sợ mỗi việc mình vạch ra đều sẽ bị huỷ bỏ. Tuy nhiên, chính suy nghĩ này lại là mấu chốt của vấn đề trì hoãn và e dè trong cuộc sống thường ngày của Chardonnay Needler khi cô chần chừ trong tất cả mọi thứ, từ việc hoàn thành bài tập, tham gia các hoạt động xã hội và sinh hoạt cá nhân. Và cũng chính sự đổ lỗi cho đại dịch COVID-19 đã khiến Chardonnay Needler nói riêng, các bạn trẻ nói chung dần lún sâu vào vũng bùn của sự chiều chuộng bản thân, cho rằng bản thân cần phải ở trong vùng an toàn cho đến khi đại dịch kết thúc, cho rằng thế giới vẫn còn “quá nguy hiểm” để có thể bắt đầu một hành trình mới hay đơn giản là bắt đầu kế hoạch mới. Suy nghĩ ỷ lại vào một phép màu nào đó mang đại dịch khỏi trái đất càng ngày càng ăn sâu vào tiềm thức của các bạn trẻ. Đại dịch càng dai dẳng, suy nghĩ phải thay đổi và phải bước khỏi vùng an toàn của người trẻ càng bị bào mòn, người trẻ chỉ hy vọng sẽ có người làm cho đại dịch phải kết thúc, chứ không muốn chủ động vươn lên khỏi nghịch cảnh và làm chủ hoàn cảnh.

Tiến sĩ Pamela Wiegratz, tác giả của In the Age of Anxiety nhận định rằng, sự e dè và trì hoãn là một cách mà chúng ta phản ứng khi đối mặt với nỗi sợ và lo lắng, bất an, lo sợ thất bại. Nhưng mãi chìm sâu trong cách đối diện với thực tại đó sẽ để lại hậu quả lâu dài mà người trẻ không thể ngờ tới. Chúng ta đều không thể biết bao giờ dịch COVID-19 mới kết thúc, sự chần chừ và rụt rè chỉ khiến bạn bị bỏ lại phía sau trong chính vỏ bọc mà chúng ta vẫn tưởng đó là nơi an toàn và tốt đẹp nhất. Nếu không dũng cảm bước ra thế giới, bạn sẽ mãi đứng im tại chỗ trong dòng chảy phát triển của xã hội và bị cuốn vào trong vòng xoáy đen tối của khó khăn, trở ngại mà không thể thoát ra được do thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng và sự nghị lực. Trong khi cả thế giới đang vặn mình và thay đổi, bạn còn định chờ đến bao giờ? Chúng ta cần chạy đua với thời gian, chạy đua với chính mình để bước qua được ngưỡng cửa giới hạn, tung cánh khỏi vùng an toàn để thực sự làm chủ cuộc sống.

Vậy chúng ta có nên trốn trong vỏ bọc an toàn của mình ngay lúc đại dịch vẫn còn đang phức tạp hay không? Câu trả lời khuyến nghị là không. Xã hội và thế giới phát triển là nhờ vào con người, nhờ vào sự phấn đấu và cạnh tranh lẫn nhau trở nên tiến bộ, đã được chứng minh trong hàng nghìn năm lịch sử. Điển hình như Triết học Mác - Lênin đã chỉ rõ, các giai cấp bị áp bức và bóc lột đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của mình, từ đó dẫn đến hình thái kinh tế - xã hội mới tiến bộ hơn thay thế hình thái kinh tế - xã hội cũ lạc hậu và không còn phù hợp. Nếu giai cấp công nhân - những người bị bóc lột - lo sợ sự phản kháng của mình sẽ thất bại mà không chịu bước ra khỏi “comfort zone" của sự cam chịu, thì sẽ chẳng bao giờ có chỗ cho sự phát triển nhân loại được diễn ra. Cho đến nay, xã hội loài người đã trải qua bốn hình thái kinh tế - xã hội với sự phát triển vượt bậc về khoa học, một minh chứng rõ rệt nhất cho sự cạnh tranh trong lao động, sản xuất đã dẫn đến sự phát triển không ngừng nghỉ của thế giới. Hơn thế, những ảnh hưởng từ dịch COVID-19 đã một lần nữa đặt thế giới vào tình trạng “VUCA” - một xã hội được xác lập khi có đủ 4 điều kiện: Biến động (Volatility), Không chắc chắn (Uncertainty), Phức tạp (Complexity) và Mơ hồ (Ambiguity). Chúng ta đang đối mặt với một thế giới nơi mà sự thay đổi ngày càng lớn, nơi mà tương lai hầu như không thể dự đoán được, vậy nếu không có sự thích ứng với cuộc sống mới mà mãi quẩn quanh trong cách tư duy cũ, liệu chúng ta có thể thích nghi và tồn trong thế giới VUCA này hay không? Khi chúng ta đều e sợ và không dũng cảm bước khỏi vùng an toàn của mình, kết cục nào sẽ dành cho thế giới sau đại dịch? Có thể đoán được đó sẽ là một thế giới bình thường mới, nhưng thế giới đó hoàn toàn trì trệ với một thế hệ sống trong sợ hãi và không thể làm chủ được hoàn cảnh của mình, một thế giới thậm chí còn kinh khủng và đáng sợ hơn COVID-19 nhiều, bởi ở đó, con người đã quen “ngủ yên" và ngừng cạnh tranh lẫn nhau để phát triển cá nhân, phát triển cộng đồng.

Jim White, tiến sĩ chuyên ngành tâm lý học và hành vi tổ chức, đã khẳng định: "Bạn sợ phải rời khỏi vùng an toàn của mình? Vậy thì, bạn không thể dẫn đầu trong thời đại COVID...Trong khu vực an toàn cũ, chúng ta không cần phải đưa ra nhiều quyết định khó khăn. Nhưng COVID đòi hỏi chúng ta phải thích ứng với hoàn cảnh mới". Điển hình như mô hình tập luyện Gym và Fitness là một trong số những ngành dịch vụ đầu tiên chuyển sang hình thức online do lo ngại sự lây lan trong phòng tập. Chính sự chuyển đổi nhanh chóng này đã mang lại một phản ứng tích cực, đặc biệt khi mọi người giờ đây đã nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao sức khỏe, đơn cử như việc rất nhiều bạn trẻ cùng nhau hưởng ứng phong trào “eat clean” và “workout". Chia sẻ với Fortune, CCO của Classpass Zach Apter - mô hình chia sẻ phòng tập - nhận định rằng, “Chúng tôi rất sốc trước nhu cầu tập thể dục thể hình trực tuyến tăng cao, một điều mà chúng tôi chưa từng thấy trong thế giới không có COVID”. Vì nhanh nhạy trong việc chuyển đổi số và thiết kế các bài tập trực tuyến, công ty đã có đà tăng trưởng nhanh và mạnh trong thời gian đại dịch, tạo nên một hình mẫu lý tưởng để các ngành dịch vụ khác học theo. Hay như chị Vũ Kiều Loan (Founder, CEO nhà hàng S&L’s Diner) đã chia sẻ riêng với TEDxHUS, đại dịch COVID-19 buộc chị phải tìm cách thay đổi trong cách vận hành nhà hàng - những điều chị không được học ở đại học chuyên ngành Quản trị nhà hàng. Nếu như trước kia chị luôn tuân thủ theo quy tắc không giao hàng để đảm bảo chất lượng món ăn thì giờ đây, trước những chỉ thị đóng cửa nhà hàng của Thủ tướng, chị đã áp dụng chính sách giao hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chị đã bày tỏ sự bất ngờ vì số lượng đơn hàng được đặt mỗi ngày đều rất lớn, điều đó đã làm chị nhận ra một điều: Chúng ta cần mạnh dạn bước khỏi những quy tắc an toàn của mình và chính sự thay đổi đó đã giúp chị giữ vững được hai cơ sở kinh doanh tại Hà Nội trong hơn một năm chiến đấu chống đại dịch.

Tuy nhiên, đó chỉ là những “tấm gương sáng" vượt qua sự an nhàn chung của xã hội để vươn mình thay đổi thực trạng thay vì chọn ngủ yên chờ “sóng gió" đi qua, ngoài kia vẫn còn rất nhiều người đã buông xuôi, đặc biệt tình trạng này còn đáng báo động hơn khi tâm lí đó lại tới từ những người trẻ. Trong đại dịch, nếu bạn tự cho phép mình ngồi yên trong vùng an toàn của mình, bạn đã trở thành kẻ thua cuộc. Bạn cần hiểu rằng, khi tổ quốc nhắn nhủ chúng ta ngồi yên không nghĩa với việc ta tự cho phép ta tạm hoãn lại tất cả các kế hoạch, công việc, hoạt động. Mà hãy tận dụng khoảng thời gian này để tự nhìn lại bản thân, về những điều chúng ta chưa làm được, tự mổ xẻ điểm yếu, điểm mạnh của chính mình. Chính công đoạn này sẽ giúp bạn có cơ sở để đánh giá xem con đường bạn đang bước có thực sự phù hợp với bạn, có thực sự mang lại cho bạn ý nghĩa đích thực và giúp bạn chinh phục được hoài bão sự nghiệp tương lai. Những khoảng tạm dừng trong đại dịch sẽ giúp bạn sống chậm hơn, biết nhìn nhận mọi thứ xung quanh mình, biết bản thân cần gì, muốn gì, là động lực để giúp bạn lập ra nhiều kế hoạch mới phù hợp với bản thân.

Rời khỏi vùng an toàn của bản thân luôn là điều được khuyến khích, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, không chỉ riêng ‘thời Cô-Vi". Như Yubing Zhang đã chia sẻ trong một bài TED Talks vào năm 2015 “Life Begins at the End of Your Comfort Zone”, cuộc sống của bạn chỉ thực sự bắt đầu khi bạn bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc này một lần nữa được chứng minh trong bài TED Talks cùng tên của Adela Strakova vào tháng 7 năm 2020 - đúc rút từ chính hành trình đến với nhiều vùng đất mới và trải nghiệm nhiều điều mới của mình, cô nhận định: "Rời khỏi vùng an toàn sẽ giúp chúng ta chuẩn bị cho những thử thách mới".

Đứng trước vòng xoáy của đại dịch COVID-19, bạn cần giữ một thái độ tích cực và biết cách chuyển khó khăn thành cơ hội. Bạn cũng cần sống chậm lại và ngồi yên, nhưng không phải để tự thu mình trong vùng an toàn nữa, mà là để tự nhìn nhận bản thân, để hiểu bản thân và thế giới xung quanh hơn, để tự khai phá những điều mà bản thân mong muốn. Nhưng cùng lúc, đừng quên bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng các biện pháp an toàn, đồng thời mở lòng chia sẻ với bạn bè, người thân và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những cơ quan, tổ chức chuyên môn hoặc từ những người bạn tin tưởng nhất. Hãy mạnh dạn bước khỏi vùng an toàn, chỉ lúc đó, cuộc sống kỳ diệu mới thực sự bắt đầu!

--------------------- THE COMFORT ZONE IS THE MOST DANGEROUS PLACE AMID THE ONGOING PANDEMIC?

In the previous post, TEDxHUS brought up the story of T - an international student. T could not overcome the pandemic adversity, she ended up returning to Vietnam and retreating into her own comfort zone. T represents a part of millennials nowadays that tend to "stay still" in their safe places, passively waiting for the pandemic to come to an end.

COVID-19 has put a halt to countless opportunities for young people to study, work, travel. It also holds back national policies implementation and integration plans. Not only has the plan of studying abroad of young people who are eager to live away from home been delayed, but also many countries’ plans have been suspended: Vietnam's plan to welcome foreign friends when as the host of ASEAN had to switch to online, Japan has to reschedule the Olympic Games due to the waste of expenses for the 2020 season. Both short-term and long-term goals are far beyond our control. When the whole world is disrupted amid the COVID-19 pandemic, people all over the globe have to slow down, which unwittingly causes a trend in the community of younger generation: Afraid to step out of the world. Millennials give themselves the right to delay everything, deem it worthy to live safely and comfortably in their own world, peacefully living in their own comfort zone. Chardonnay Needler, a student at the University of Pennsylvania (College of Arts and Sciences) stated: “In the face of a global pandemic, we may find ourselves wondering, “Why bother planning for anything anyway?". However, it is this mindset that leads to procrastination and apprehension in Chardonnay Needler's daily life as she tends to delay everything from completing her assignments to participating in social activities. And it is also the blame of the COVID-19 pandemic that has made Chardonnay Needler and young people in general gradually sink deeper into the mire, thinking that they need to stay in a safe area. They believe that the world is still "too dangerous" to start a new journey or simply start a new plan. The thought that there would be a miracle bringing the pandemic from the earth is more and more deeply ingrained in young people. The longer the pandemic persists, the more the mindset of having to change and stepping out of the comfort zone of young people is eroded. They pin their hopes on the belief that someone will make the pandemic end, but do not want to actively overcome their adversity and take control of the situation.

Dr. Pamela Wiegratz, author of In the Age of Anxiety, says that apprehension and procrastination are one of our reactions when facing fear, anxiety and insecurity. But being deeply immersed in that way will leave many long-term consequences that young people cannot expect. We all never know when the COVID-19 pandemic will end, procrastination and timidity only leave us behind in the very shell that we think is the safest and best place. We never know when the COVID-19 epidemic will end; procrastination and timidity will make you stranded in the area you deem the safest place. If we do not bravely step out into the world, we will be left behind and won't survive in the flow of the progressive world. While the whole world is changing and adapting to the new normal, how long will you wait before indeed leaving your comfort zone? We need to race against time to go beyond our thresholds, to leave our old selves behind to take control of and enjoy our incredible lives.

So should we shelter in the comfort zone amid the unpredictable pandemic? The recommended answer is “No”. Striving and competing against others contributed to the development of our society, which has been proven over thousands of years of history. For example, the Marxist-Leninist philosophy clearly shows that the oppressed and exploited classes had stood up to fight for their rights. That resulted in the appearance of a new, more advanced socio-economic form replacing the old one that was no longer pertinent. If the working class feared that their resistance would fail and refused to step out of the “comfort zone” of resignation, there would never be the case for human development and advancement. Up to now, human society has experienced four socio-economic formations with outstanding scientific development, a clear demonstration of the competition in the labor workforce. Moreover, the effects of the COVID-19 epidemic have once again put the world in the state of "VUCA" - a society established when four conditions are met: Volatility, Uncertainty, Complexity and Ambiguity. We are living in a world where change is unavoidable, where the future is ambiguous. If we don't adapt to the new life but stick around in the old mindset, will we be able to adapt and survive in this VUCA world? If we’re afraid and not brave enough to step out of our comfort zone, what will be there waiting for us after the pandemic? It would be a new world with a new state of normal, but that world is completely stagnant with a generation living in fear and unable to take the lead of their lives, a world that is even more terrifying and much scarier than the COVID-19 world.

Jim White, a PhD in Psychology and Organizational Behavior believed “Afraid to step out of your comfort zone? Then you can’t lead in the age of COVID...In our old comfort zones we weren’t necessarily required to make difficult decisions. But navigating COVID requires taking steps to adapt to new circumstances”. For example, the Gym and Fitness model is one of the first services to switch to the online form due to concerns about the spread of the horrific virus in the gym. This rapid transformation receives many positive responses, especially when people are now more aware of the significance of health improvement. It is reported that many young people turn to new lifestyle trends such as “eat clean” and “workout” movements. In an interview with Fortune, the CCO of Classpass Zach Apter (a gym-sharing model) said that: “We are shocked by the increased demand for online fitness, something we haven't seen in a COVID-free world.” Because of its agility in digital transformation and the creative design of online workout sections, the company has enjoyed rocketed and strong growth amid the pandemic, being an ideal model for other businesses to follow. In Vietnam, Ms. Vu Kieu Loan (Founder, CEO of S&L's Diner restaurant) shared in an exclusive meeting with TEDxHUS, the COVID-19 pandemic forced her to find new ways to run her restaurants - the things she had not been taught while in university. In the past, she did not run a delivery service to ensure the quality of the food, but now, adhering to thePrime Minister's order to close all restaurants in Hanoi, she had to apply a delivery policy to meet the needs of her beloved customers. She was taken aback by the accumulation of orders day by day, which dawned on her that: We need to boldly step away from our safety rules. That step helped her maintain two businesses in Hanoi for more than a year of fighting against the pandemic.

However, those are just "prime examples" who unwillingly reach out to change the fixed situation in lieu of choosing to stay quiet and wait for the "storm" to pass. This situation is especially alarming when that mentality comes from young people. Amid the pandemic, if you allow yourself to sit in your comfort zone, you will become a loser. When the government tells us to sit still, it does not mean that we let ourselves postpone all plans, work, and activities. Let's take advantage of this time to look back at ourselves, about the things we have not done, dissect our own weaknesses and strengths. It is this period that will give you a basis to assess whether the path you are going is right for you. The interval during the pandemic will give you a chance to slow down, to observe things evolving around you, to find what you need and want, and encourage you to set some new plans that are cut out for you.

Leaving your comfort zone is always encouraged, under any circumstances, not just in the 'Co-Vi era'. Like Yubing Zhang had said in a 2015 TED Talk "Life Begins at the End of Your Comfort Zone”, your life only begins when you step out of your comfort zone.The necessity and urgency of this is demonstrated once again in Adela Strakova's TED Talk in July 2020. Deprived from her own journey to many new lands and experiencing many new things, she commented: "Leaving our comfort zone helps us prepare for new challenges".

In the face of the COVID-19 pandemic, you need to stay positive and know how to turn difficulties into opportunities. You also need to slow down and stay still, not to retreat into your comfort zone, but to assess yourself, to understand yourself and the world around you better, to discover your potential, to know what you truly need. But at the same time, do not forget to protect your own health with safety measures, try to open up to your friends and relatives, don’t hesitate to seek help from professional agencies, organizations or from the person you trust the most. Boldly stepping out of your comfort zone, only then will the amazing life begin!




------------------ (1) Singapore Management University (2020). COVID-19 and procrastination: The struggle to stay motivated in a pandemic. (2020). Social Space. Retrieved at: https://ink.library.smu.edu.sg/lien_research/191/ (2) Brown, M. (2008). Comfort zone: Model or metaphor? Australian Journal of Outdoor Education. Research Commons. Retrieved at: https://researchcommons.waikato.ac.nz/handle/10289/992 (3) Prazeres , L (2017) , 'Challenging the comfort zone : self-discovery, everyday practices and international student mobility to the Global South'. Research Repository. Retrieved at: https://research-repository.st-andrews.ac.uk/.../10023/13308 (4) Kendra, C (2021). How different personality types may adapt to life after COVID-19. Well Mind. Retrieved at: https://www.verywellmind.com/how-different-personality... (5) Nathan, B, James, G (2014). What VUCA really means for you. Research Gate. Retrieved at: https://www.researchgate.net/.../263926940_What_VUCA... (6) https://youtu.be/cmN4xOGkxGo (7)https://www.ted.com/.../adela_strakova_life.../up-next

---------------------- ►Link sự kiện: https://www.ted.com/tedx/events/41334 ►Email: TEDxHUS2020@gmail.com ►Fanpage: https://www.facebook.com/TEDxHUS/ ►Contact: 0911051233 (Nguyễn Minh Sơn); 0965779996 (Nguyễn Thảo Vy)

8 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page